您现在的位置是:Thời sự >>正文
Soi kèo góc Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2
Thời sự37786人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 21/02/2025 05:25 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2
Thời sựHoàng Ngọc - 23/02/2025 09:05 Kèo phạt góc ...
【Thời sự】
阅读更多Mang cơ hội khởi nghiệp đến 1 triệu phụ nữ Việt
Thời sựMới đây, 3 thương hiệu lớn hoạt động tại Việt Nam đã bắt tay mang cơ hội khởi nghiệp đến 1 triệu phụ nữ Việt thông qua chương trình “Chắp cánh đam mê phụ nữ Việt”. Chương trình được triển khai dưới sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN). Theo đó, Hội LHPN địa phương sẽ phối hợp cùng các bên triển khai chuỗi hoạt động bao gồm: khóa đào tạo nâng cao năng lực phụ nữ nằm trong khuôn khổ ngày hội phụ nữ khởi nghiệp và phiên chợ cuối tuần tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Bến Tre trong tháng 10 và 11/2018.
Mang cơ hội khởi nghiệp đến 1 triệu phụ nữ Việt Chương trình mang cơ hội đến cho các chị em phụ nữ vùng nông thôn có đam mê khởi nghiệp được tiếp cận các xu hướng kinh doanh mới và có thể giới thiệu sản phẩm thông qua các kênh truyền thống và trực tuyến.
Mới đây, chương trình đã khởi đầu rất sôi nổi với hàng loạt hoạt động ở Thanh Hóa và Bến Tre. Hơn 500 chị em phụ nữ ở 2 địa phương đã được tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực và cung cấp kiến thức kinh doanh bởi các chuyên gia kinh tế đầu ngành. Ngoài ra, Shopee còn giúp các chị em tìm hiểu về cách thức bán hàng online hiệu quả.
Riêng tại Thanh Hóa, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã giúp các chị em phụ nữ định hình về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 (4.0) và chỉ ra những cơ hội và thách thức khi phụ nữ khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Chương trình là một bước đi mới trong việc giúp chị em phụ nữ tìm ra giải pháp tiết kiệm thời gian công việc bếp núc, có thêm kiến thức và truyền cảm hứng để khởi nghiệp. Từ đó, giúp bản thân người phụ nữ có cuộc sống ý nghĩa hơn và khẳng định vị thế của mình trong gia đình. Trước mắt, chương trình hợp tác dự kiến kéo dài đến năm 2025 và sẽ “giúp 1 triệu phụ nữ Việt có cơ hội khởi nghiệp từ đam mê”.
D. Minh - Bích Thủy - Văn Minh
">...
【Thời sự】
阅读更多Sự cố ở sàn nhảy khiến cô gái bị nhà đại gia từ hôn
Thời sựNgoài công việc bán mỹ phẩm, Trâm thường lên sàn dẫn nhảy cho những người mới tập khiêu vũ. Tuy nhiên, gia đình bạn trai không chấp nhận điều đó nên kiên quyết hủy hôn.Mại dâm nở rộ ở nhiều nước mỗi khi World Cup diễn ra">
...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau
- Người cũ của vợ gọi điện phá đám ngay trước thềm đám cưới
- 13 điểm đến tuyệt đẹp trên thế giới trong tháng 10 năm nay
- Nuôi con tốn nửa tỷ: mẹ Việt nổi tiếng nói gì?
- Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2: Derby của Đại bàng
- 'Quên hot girl Trâm Anh đi, Misthy mới là cô gái hợp với Pew Pew'
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An, 18h00 ngày 22/2: Không dễ bắt nạt
-
Nổi bật trong dàn bạn gái của các cầu thủ U23 Việt Nam không chỉ bởi nhan sắc xinh xắn, cô gái Nguyễn Quỳnh Anh (SN 1996) khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi thành tích học tập và gia thế của mình.Bạn gái ở Mỹ nói về 2 năm yêu xa với cầu thủ Minh Vương" alt="Bạn gái xinh đẹp, gia thế 'khủng' của Duy Mạnh U23 Việt Nam">
Bạn gái xinh đẹp, gia thế 'khủng' của Duy Mạnh U23 Việt Nam
-
Chăm sóc người cao tuổi, hướng dẫn họ cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo… là những hoạt động thiết thực, nhân văn của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (CLBLTHTGN). Hỗ trợ người cao tuổi giảm nghèo
Khi tham gia CLBLTHTGN, bà Trần Tâm ở xóm 1, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) được cho vay vốn 5 triệu đồng, được hướng dẫn cách làm ăn, phát triển kinh tế gia đình. Từ nguồn vốn vay ban đầu, gia đình bà Tâm đã có được đàn gia súc, gia cầm, ao cá, cho thu nhập ổn định. Vốn là một hộ gia đình trong diện nghèo, gia đình bà Tâm đã thoát nghèo bền vững.
Nhờ tham gia CLB này, rất nhiều hộ dân xã Dân Quyền có cuộc sống ổn định. Từ nguồn vốn ban đầu được hỗ trợ là 100 triệu đồng, CLB tổ chức cho các thành viên vay vốn xoay vòng, từ 3 đến 5 triệu đồng/người/lần để hỗ trợ làm ăn, tăng thu nhập, nhờ vậy 7 hộ nghèo trong CLB đều đã thoát nghèo, nguồn vốn vay của CLB không những được duy trì mà còn tăng lên.
Tại Bình Phước, hội Người cao tuổi xã Tân Thành huyện Đồng Xoài được chọn làm điểm xây dựng CLBLTHTGN. Qua 1 năm hoạt động, CLB gồm 60 người đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện đời sống thành viên. Các thành viên trong CLB đã giúp đỡ, động viên hội viên khó khăn bằng những việc làm thiết thực như tặng quà Tết, tài trợ hằng quý người cao tuổi nghèo, cô đơn; đóng góp cùng địa phương xây dựng nhà tình thương cho người khó khăn về nhà ở…
Hội viên đã tự nguyện đóng góp mỗi người 1 triệu đồng khi tham gia CLB. Hội viên có điều kiện kinh tế khá cũng đóng góp quỹ hội từ 5-10 triệu đồng không hoàn lại. Đến nay, từ số quỹ 67 triệu đồng ban đầu, CLB đã hỗ trợ người cao tuổi vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn,
Cùng với hoạt động giảm nghèo, CLB còn thực hiện tốt việc hỗ trợ cộng đồng như quan tâm chăm sóc người cao tuổi qua việc phối hợp khám sức khỏe định kỳ miễn phí và tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục dưỡng sinh, giúp các thành viên sống vui khỏe, có ích.
Nhân rộng mô hình thiết thực
CLBLTHTGN bắt đầu được xây dựng thí điểm tại một số địa phương từ năm 2010 nhờ sự trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế và sự tài trợ của một số dự án, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Người cao tuổi. Mỗi CLB được hỗ trợ ban đầu số tiền hoặc hiện vật trị giá từ 50-100 triệu đồng để làm quỹ cho các thành viên vay tăng thu nhập, với lãi suất tối đa là 1%/ tháng. Toàn bộ số tiền lãi được nộp trở lại vào quỹ này để duy trì các hoạt động chung.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), CLB là mô hình có tác động toàn diện tới người cao tuổi và cộng đồng. Các thành viên được vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật có thể tăng 50% thu nhập sau ba năm, góp phần giảm nghèo cho người cao tuổi và gia đình; Sức khỏe của thành viên tốt lên do rèn luyện và có kiến thức tự chăm sóc; các hoạt động của CLB có sức lan toả trong cộng đồng…
Từ kết quả này, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1533/QĐ-TTg để nhân rộng mô hình CLBLTHTGN, đặt chỉ tiêu đến năm 2020, xây dựng và duy trì hoạt động khoảng 3.200 CLB ở ít nhất 45 tỉnh, thành phố.
Trong gần 2 năm qua, một số tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan trong việc vận động chính quyền hỗ trợ nguồn vốn để phát triển kinh tế, hoạt động CLB này. Tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Đề án thành lập 30 CLB, tài trợ cho mỗi CLB 55 triệu đồng. Tỉnh Bạc Liêu đã thành lập 7 CLBLTHTGN, trong đó CLB có số vốn thấp nhất 50 triệu đồng, cao nhất 81 triệu đồng...
Các tỉnh như Thanh Hóa, Bến Tre, Hải Dương, Tiền Giang, Hải Phòng, Đà Nẵng đã huy động từ Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò người cao tuổi cấp tỉnh, huyện để phát triển CLB... Trong đó, Thanh Hóa đã quyết định cho Hội Người cao tuổi sử dụng 60% nguồn Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò người cao tuổi để nhân rộng CLB, từ đó huy động được 29,5 tỉ đồng, xây dựng được 200 CLB...
Một số địa phương như Kiên Giang đã vận động các tổ chức doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp cho CLB thông qua hình thức ủng hộ hoặc cho vay không lấy lãi.
Qua 6 tháng đầu năm 2018, đã có 51 tỉnh thành phê duyệt đề án, kế hoạch thực hiện quyết định 1533/QĐ-TTg. Trên cả nước đã có 1.458 CLBLTHGN tại 29 tỉnh thành, trong đó hơn 900 CLB đã được thành lập từ trước khi triển khai Đề án 1533.
CLBLTHTGN được đánh giá là mô hình ý nghĩa và thiết thực trong công tác chăm lo người cao tuổi. Góp phần nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi, mô hình giúp người cao tuổi thuộc diện nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.
N.M - Lan Hương - Văn Minh (tổng hợp)
" alt="CLB liên thế hệ tự giúp nhau: Điểm tựa thoát nghèo của người cao tuổi">CLB liên thế hệ tự giúp nhau: Điểm tựa thoát nghèo của người cao tuổi
-
"Khi làm ra sản phẩm, kẹo bông gòn không có màu nhưng lại còn nguyên vẹn hương và vị của trái cây. Tôi tuyệt đối không dùng hóa chất vì sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe con trẻ", ông Bảy nói.
"Cần câu cơm" của cụ ông tuổi 93
Nhà ông trong con hẻm rất sâu ở đường Tôn Đản (phường 8, quận 4, TP.HCM).. Nhà nhỏ nhưng khang trang với 2 tầng lầu.
Chúng tôi bước vào nhà. Ngay phòng khách chiếc ti vi màu mới toanh, thật lớn đang phát ra chương trình văn nghệ. "Xin cho chúng tôi được gặp ông Bảy", tôi nói. Ông đứng dậy: "Tôi đây" rồi lấy ghế mời khách...
Nhìn ông, tôi không tin ông đã bước vào tuổi 93. Ông rất lanh lợi, hoạt bát với mái tóc bạc, trán cao, đôi lông mày rậm. Ông không cao nhưng thân hình nở nang rắn chắc. Giọng nói ông thật hiền như gương mặt của ông.
Ông Huỳnh Văn Bảy, 93 tuổi nhiều chục năm sống với nghề kẹo bông gòn
93 tuổi, ông vẫn rất minh mẫn, sức khỏe còn tráng kiện. Tôi không nói lớn nhưng ông nghe không sót một tiếng. Nụ cười luôn nở trên môi, ông nhẹ nhàng hé lộ cho chúng tôi biết một chút duyên đến với nghề.
Tên đầy đủ của ông là Huỳnh Văn Bảy, quê Cai Lậy (Tiền Giang). Ông có 4 người con. Người lớn nhất đã ngoài 60 tuổi. Tất cả đều có gia thất và sự nghiệp. Ông sống trong căn nhà này với bà và bầy cháu...
"Tôi là người quen lao động từ nhỏ. Mặc dù các con tôi có thể cưu mang cả cha mẹ nhưng chúng tôi từ chối. Mình còn khỏe, còn làm được thì tại sao không làm mà phải làm phiền đến con cái. Hàng ngày tôi đi bán kẹo bông gòn. Bà nhà tôi ở nhà lo cơm nước giặt giũ. Tối về vợ chồng bên nhau. Tuổi già hạnh phúc như thế thì có ai bằng", ông chậm rãi kể lại chuyện đời mình.
Kẹo bông gòn làm từ đường cát trắng. Đường được bỏ vào cối, đốt nóng lên chảy thành nước rồi ly tâm. Cối cứ quay đều quăng ra từng sợi mảnh mai như sợi bông gòn. Mình chỉ cần cầm que tre hứng từng sợi như thế quấn lại thành chùm. Nói nghe rất dễ nhưng không dễ làm. Còn nhiều xảo thuật nữa mới cho ra một sản phẩm tốt được.
Hộp đựng nguyên liệu "Quê tôi chuyên canh mía đường. Tôi từng trải qua lao động chặt mía, ép mía. Tôi cũng từng đứng lò nấu đường. Qui trình làm đường thật ra cũng đơn giản. Sau nhiều lần nấu, đường bắt đầu kết tinh thành hạt lẫn trong nước mật đường. Công việc sau cùng của tôi là cho cả hỗn hợp đường và mật mía vào cối ly tâm để lấy đường cát. Trong một lần tình cờ, tôi phát hiện ra cách làm kẹo bông gòn...
Năm ấy, tôi mới 22 tuổi. Tôi không làm công nhân làm đường nữa, đánh bạo sắm một xe đẩy tay trang bị đầy đủ dụng cụ đến cửa các trường học bắt đầu bày bán. Những mẻ kẹo bông gòn đầu tiên đã được các học sinh đón nhận một cách nhiệt tình làm tôi phấn khởi. Nhưng không phải thế là đủ. Nằm đêm tôi suy nghĩ thêm nhiều cách để có được những mẻ sản phẩm tốt hơn, ngon hơn và bổ dưỡng hơn.
Bán ở quê nhà một thời gian, tôi thấy cần phát triển hơn nên đã lên Sài Gòn. Nơi đây trường học nhiều, học sinh đông và với sản phẩm mới lạ này tôi đã đạt được những kết quả không ngờ', ông tiếp tục kể.
Mấy chục năm buôn bán lãi được hai chữ "ông ngoại"
Nghe ông kể đến đây làm tôi sực nhớ đến thời học sinh của mình. Thuở ấy, mỗi lần tan học trước cổng trường tiểu học Tân Định lúc nào cũng có một xe kẹo bông gòn. Lũ học trò chúng tôi xúm vào. Mỗi đứa một cây. Cầm cây kẹo, từng nhúm bông gòn cho vào miệng. Ngậm lại. Bông giòn tan chảy ngọt lịm... Chúng tôi mê kẹo này lắm.
Kẹo bông gòn "ông ngoại" gắn với biết bao thế hệ học trò Sài Gòn. Ảnh: Yan News Tôi hỏi ông, tôi còn nhờ lúc đó không phải bông gòn chỉ có màu trắng mà còn có nhiều màu. Tùy sở thích của từng học sinh mà ông bán kẹo cho ra những cây kẹo đúng màu. Không đợi tôi nói hết, ông cắt ngang: "Tôi không làm như thế đâu. Anh ra đây tôi cho xem".
Ông dẫn tôi ra chiếc xe ông phủ bạt kín. Thì ra đó là chiếc xe honda 50 được cải tiến thành xe ba bánh. Sau xe là cối ly tâm thật to. Cạnh đó là hộp nguyên liệu. Ông mở ra trong đó có nhiều hũ đường với nhiều màu khác nhau. "Anh nhìn thấy đó, tuy nhiều màu nhưng khi ra bông gòn vẫn màu trắng", ông nói.
Chỉ lên tấm bảng ông ghi: "Kẹo bông gòn ông ngoại. Không có gì lạ, chỉ có Milo (sữa bột), bơ, sữa, trái vải, sầu riêng, me, cam là số dách (số 1)". Chỉ tới chữ nào ông lấy muỗng múc từng muỗng đường giải thích. Màu vàng là cam. Vàng nhạt là sầu riêng...
Mỗi thứ một màu được tôi chế biến từ trái cây trộn vào đường. Khi làm ra sản phẩm, bông gòn không có màu nhưng lại còn nguyên vẹn hương và vị của trái cây. Tôi tuyệt đối không dùng hóa chất vì sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe con trẻ. Tôi thương tụi nhỏ lắm và chúng nó cũng thương tôi. Mấy chục năm buôn bán, lãi lớn nhất khiến tôi tự hào nhất là 2 chữ "ông ngoại" mà các cháu tặng cho tôi.
Hiện nay, mỗi ngày tôi bán một trường. Tôi có mặt từ sáng sớm đến chiều tối tôi mới về. Học sinh tan học bu lại rất đông, ngoại ơi ngoại bán cho con đi... Tôi cũng có cháu ngoại nhưng nghe chúng gọi thế tôi thương vô cùng.
Có một lần tôi nhìn thấy một đứa cầm cây kẹo bông gòn ăn ngon lành. Đứa bạn nó đến gần xin một miếng nó không cho. Thằng bé buồn xo bước đi. Tôi gọi nó: "Lại đây ngoại cho". Tôi đưa nó một cây nó không dám lấy.
- Con không có tiền ngoại ơi.
- Ngoại cho mà con cấm lấy. Mặt nó sáng rỡ vừa chạy vừa ăn. Thương lắm".
"Nghề kẹo bông gòn này lãi nhiều. Tôi chỉ bán 5.000 đồng/cây trong khi những người khác bán 15.000. Cứ một mẻ nguyên liệu gôm 2kg đường + trái cây + gas (đốt lò) + xăng chạy xe mất 100.000 đồng nhưng khi thành phẩm bán ra thu được khoảng vài trăm ngàn đồng", ông thành thật cho biết.
Tôi hỏi thăm sức khỏe, ông nói: "Gần 100 tuổi mà tôi vẫn còn chạy xe máy về Cần Thơ. Tôi không có bệnh vặt nhờ vào cả đời không rượu bia thuốc lá. Cộng thêm, tôi sống rất lạc quan và yêu đời. Có lẽ nhờ thế mà sống thọ chăng.
Mấy chục năm với lũ học trò cháu ngoại thân yêu, lúc nó nghỉ hè cũng là lúc ông ngoại dưỡng sức. Nhập học, tôi sẽ gặp lại bọn chúng. Ông cười vui nói với chúng tôi.
Cậu bé bồi bàn 4 tuổi ở Sài Gòn khiến khách hàng bất ngờ
Cậu bé 4 tuổi được ông bà nhờ hỗ trợ làm bồi bàn những lúc nghỉ học để quen với lao động, bớt thời gian rảnh rỗi, tránh các thói hư tật xấu.
" alt="'Ông ngoại' bán kẹo bông gòn ở Sài Gòn khiến bao học trò thương nhớ">'Ông ngoại' bán kẹo bông gòn ở Sài Gòn khiến bao học trò thương nhớ
-
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng
-
Kiểm tra chiếc túi bỏ quên trên ghế, nữ phụ xe buýt phát hiện bên trong chỉ có chiếc ví đựng 500 nghìn đồng cùng một số giấy tờ viện phí của một bệnh nhân ung thư. Nhận được đồ thất lạc, vị khách bỗng bật khóc.
Chuyện cô gái trên xe buýt khiến phụ xe 'đứng tim'
Trong suy nghĩ của người dân thường xuyên đi xe buýt, nhân viên phụ xe là những người nhàn hạ. Cả ngày họ ngồi điều hòa mát lạnh, chỉ việc bán vé, thu tiền.
Thế nhưng phải rong ruổi suốt hơn 8 tiếng đồng hồ trên xe mới thấm thía nghề xe buýt gian truân và cực nhọc tới mức nào.
Nữ phụ xe sinh năm 1986 Nhân lúc xe vắng khách, chị Lê Thị Ngọc Ánh (SN 1986 - xí nghiệp xe buýt Thăng Long, Hà Nội) phụ xe buýt số 106, lấy trong túi ra chiếc bánh mì và vội vàng ăn.
Chị cho biết, lúc trưa mua bánh mỳ lót dạ nhưng từ lúc đó khách lên đông, mải làm nên quên mất cả đói. Giờ vãn người chị mới sực nhớ.
Vừa ăn được 1 miếng nữ phụ xe lại bỏ đó, chạy ra bán vé, điều phối vị trí. Chỉ vài phút mà khách đã đông đến mức không cựa được mình. Phải đến 30 phút sau, chị mới tiếp tục bữa ăn dở.
Khi khách xuống hết, chị Ánh lại sấp ngửa lau chùi, thu dọn vệ sinh. Người phụ nữ này cho hay, bất kể ngày nắng, mưa hay bão, chị và các đồng nghiệp vẫn đều đặn thực hiện nhiệm vụ của mình.
Những hôm trời nắng nóng, nhiệt độ lên đến đỉnh điểm, dù có điều hòa nhưng vẫn không át được sức nóng hầm hập từ hơi người. Cả ngày chị oằn mình trên xe, mồ túa ra ướt đẫm lưng áo.
Bên cạnh đó, hành khách trên xe không phải ai cũng ý thức tốt, có người ăn hoa quả, quà vặt sẵn sàng xả rác xuống sàn xe. Một số người còn khạc nhổ bừa bãi, mặc dù trên xe có biển ghi quy định: "Giữ vệ sinh chung".
Nếu phụ xe nhắc nhở thì luôn nhận được thái độ bất cần và lời lẽ khó nghe từ các vị "thượng đế".
Gắn bó với nghề đã lâu, bởi vậy dù mệt mỏi cả ngày dài nhưng khi đối mặt với tình huống này, chị rèn luyện cho mình khả năng kiềm chế cảm xúc, tránh những va chạm, xô xát đáng tiếc xảy ra.
Mặc dù đã quá quen thuộc với những hành vi đó nhưng nữ phụ xe sinh năm 1986 thừa nhận, không ít lần chị thấy xót xa khi bị khách tỏ ý miệt thị, chê bai nghề nghiệp của mình.
Chị kể: "Phụ xe chúng tôi kị nhất là những trường hợp lên xe trốn vé, dùng vé giả, vé cũ... Bởi chỉ sót 1 chiếc vé hoặc vô tình bị thanh tra, chúng tôi sẽ bị phạt, trừ lương. Lúc đó đồng lương đã ít lại càng eo hẹp hơn.
Nhiều năm đi làm, tôi đủ kinh nghiệm để phát hiện trường hợp gian lận, trốn vé như vậy. Tuy nhiên có khách vẫn cố tình chối cãi. Như lần tôi gặp vị khách nữ khoảng 70 tuổi vài tháng trước".
Theo lời nữ phụ xe, hôm đó, người phụ nữ lớn tuổi, tay xách chiếc làn lên xe cùng một nhóm sinh viên.
Tất cả đều dùng vé tháng, ai cũng đeo tấm thẻ trước ngực. Chị Ánh đi một vòng kiểm tra từng vé, đến vị trí người phụ nữ đó, bà ta chỉ đưa ra rồi vội cất đi ngay.
Thấy biểu hiện khả nghi, nữ nhân viên nói muốn được cầm vé xem nhưng bà nhất quyết không đưa. Khi chị Ánh cứng rắn, yêu cầu khách chấp hành, vị khách đó mới mang thẻ ra. Đúng với suy đoán của chị, chiếc thẻ xe buýt đó là vé cũ của năm trước, dán tem khác màu.
Chị đề nghị khách mua vé, người khách bất ngờ trở măt, nói rằng mình vẫn sử dụng chiếc vé đó bình thường, chưa thấy ai bắt bẻ. Vị khách dọa sẽ gọi lên tổng đài kiện hành vi gây khó dễ của phụ xe.
Lúc này chị Ánh vẫn mềm mỏng, yêu cầu khách chấp hành đúng quy định. Trước những ánh mắt của mọi người, bà vùng vằng, rút mấy tờ tiền lẻ, ném trước mặt nhân viên xe buýt và buông lời khó nghe: "Loại phụ xe như cô chỉ lắm chuyện".
Trước tình huống này, chị Ánh nói: "Tôi đi làm công ăn lương, kiếm tiền chân chính, không xin xỏ ai, không ăn cắp, ăn trộm. Đây cũng là trách nhiệm công việc, mong bà hợp tác. Tiền đi xe buýt hôm nay coi như tôi biếu bà".
Nghe phụ xe nói, người phụ nữ bối rối, nhanh chóng lẩn ra cửa sau, xuống điểm gần nhất.
"Không chỉ người lớn tuổi đâu, ngay cả những thanh thiếu niên khoảng 15, 16 tuổi đi xe, cũng tỏ thái độ khinh thường người lao động như tôi. Mỗi lần gặp khách như vậy, thấy chua chát lắm.
Tuần trước, một cô bé, mặc bộ đồng phụ cấp 3, trông khá xinh xắn, trang điểm đậm, dùng vé tháng. Tôi mải trả tiền thừa cho khách nên chưa kịp nhìn. Khi mình nói muốn kiểm tra, nữ sinh đó quát: "Không có mắt à, mắt mù à?", giọng buồn bã chị Ánh kể tiếp.
Chị Ánh di chuyển liên tục trong xe suốt 8 tiếng đồng hồ Bên cạnh những hành vi như vậy, việc hành khách nói chuyện ồn ào, hút thuốc lá, say rượu, gây gổ trên xe là chuyện không phải hiếm. Khi đó nếu phụ xe không khéo léo giải quyết, không những không được việc mà còn bị mang vạ vào thân.
Tuy nhiên chị Ánh cho biết, 6 năm làm nghề, chị cũng gặp nhiều vị khách tốt bụng, ngày Tết mừng tuổi nhà xe lấy may. Có người thì gửi những lời chúc tình cảm. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để chị thấy ấm lòng.
"Rất nhiều khách chẳng may quên đồ, được nhà xe tìm lại giúp món đồ hay tài sản giá trị bỏ quên còn gửi thư, gọi điện về xí nghiệp cảm ơn", nữ nhân viên này nói.
Theo chị Ánh, việc khách bỏ quên đồ và được nhận lại là chuyện thường xuyên diễn ra. Khi phát hiện khách để quên đồ, lái xe hoặc phụ xe sẽ phải báo về đường xây nóng của xí nghiệp. Sau đó, đồ để quên của khách sẽ được để ở ga, người điều hành ở đó sẽ nhận và xác minh.
Nếu khách đến nhận trong ngày thì sẽ trao trả luôn tại đó. Nếu không, tài sản sẽ được chuyển về xí nghiệp, xí nghiệp sẽ lưu giữ và bàn giao cho khách.
Câu chuyện về túi đồ của người đàn ông khoảng 60 tuổi quên trên xe cách đây 1 năm khiến chị nghẹn ngào mỗi khi nhắc đến.
Chị Ánh kể, tuyến buýt 106 đi từ TTTM Aeonmall Long Biên sang khu đô thị Mỗ Lao (Hà Đông) và ngược lại.
Hôm đó, khi xe đến khu vực quận Hoàng Mai, chị phát hiện chiếc túi màu đỏ. Theo quy trình, chị báo với tài xế, sau đó mở túi ra kiểm tra, lập biên bản sự việc.
Ngoài vật dụng cá nhân, 1 ví tiền bên trong đựng 500 nghìn đồng và hóa đơn nộp viện phí 20 triệu đồng cùng giấy hẹn mổ ở viện K. Chị đoán là của bệnh nhân lên xe từ viện K (Tân Triều, Hà Đông).
Dù số tiền trong ví không nhiều nhưng nữ phụ xe nhận định số giấy tờ đó rất có ý nghĩa với bệnh nhân, chị Ánh lập tức gọi điện về đường dây nóng báo cáo, dự định sẽ chuyển đồ vật thất lạc đó về xí nghiệp, chờ bàn giao cho khách.
Nhưng 30 phút sau, chị nhận được cuộc gọi từ người đàn ông lạ mặt. Người đó cho biết mình là chủ nhân chiếc túi.
Ông chia sẻ, mình cũng có con trai làm lái xe buýt của xí nghiệp khác. Khi quên đồ, ông nhờ con liên hệ sang bên đây và xin được số điện thoại của nhà xe.
Nhận lại túi xách, vị khách mừng mừng tủi tủi, đôi mắt đỏ hoe, liên tục nói cảm ơn nhân viên xe buýt. Ông không ngờ lấy được tài sản nhanh đến thế.
Người đàn ông kể mình bị u, mới nộp tiền phẫu thuật, gia cảnh cũng khó khăn. Mất số giấy tờ đó ông phải làm lại thủ tục từ đầu, chỉ lo các con phải vất vả chạy vạy lo thêm tiền. Ông nói, đây là cả "gia tài" của mình.
Nghe vị khách tâm sự, chị Ánh bỗng nhiên lặng người, lòng nhớ đến người mẹ mới mất hơn một năm trước.
Năm đó, gia đình bàng hoàng khi mẹ chị phát hiện bị ung thư giai đoạn cuối. Mẹ chị nhất quyết không mổ vì biết bệnh mình không còn sống được bao lâu.
7 tháng sau ngày phát bệnh, mẹ chị qua đời. Ngày bà mất, chị không kịp vào gặp bà lần cuối trong bệnh viện vì đang mải miết trên xe. Chị đã ngồi khóc tu tu như một đứa trẻ vì thương mẹ. Hành khách trên xe đang huyên náo cũng im bặt, gửi lời chia buồn đến chị và gia quyến.
"Mãi sau này tôi mới hiểu mẹ sợ các con tốn kém. Thương con, bà cắn răng chịu đau, chẳng bao giờ kêu than lấy nửa lời. Đến giờ con cái ổn định, có thể bù đắp, chăm sóc cho mẹ cuộc sống tốt hơn thì bà không còn nữa", đưa tay quệt giọt nước mắt trên gò má, nữ phụ xe nói.
Chạm vào vùng 'nhạy cảm', vị khách 80 tuổi khiến cô gái tái mặt
Cụ ông 80 tuổi là khách quen của tuyến xe buýt chị Ánh từng làm phụ xe. Mỗi khi có cô gái trẻ, mặc váy, ông thường di chuyển ra đứng cạnh, rồi bất ngờ cho tay vào vùng nhạy cảm của mình khiến họ tái mặt, hét toáng lên.
" alt="Phụ xe buýt lặng người trước 'gia tài' bỏ quên của người lạ mặt">Phụ xe buýt lặng người trước 'gia tài' bỏ quên của người lạ mặt